CHUYÊN ĐỀ :
“ Phân tích giá trị kiến trúc đặc thù Đà Lạt và giải pháp bảo tồn, phát huy vốn kiến trúc đặc thù Đà Lạt phục vụ phát triển du lịch bền vững”.
Người thực hiện: KTS Trần Công Hòa
I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ ĐÀ LẠT.
1. Giá trị kiến trúc đô thị Đà Lạt:
a) Thành phố cảnh quan.
b) Đô thị du lịch sinh thái.
c) Đô thị di sản: Bảo tàng mở kiến trúc địa phương Pháp.
2. Phân tích:
a) Về điều kiện tự nhiên độc đáo:
· Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.
· Cảnh quan thiên nhiên rừng thông, thảm cỏ hòa quyện với cảnh quan không gian thoáng đảng của mặt nước .
· Địa hình miền núi tạo thành nhiều lớp phong cảnh đa dạng.
b) Về mặt lý thuyết, học thuật.
· Thành phố vườn hiện đại kiểu mẫu, áp dụng vào điều kiện thiên nhiên miền núi.
· Các đồ án quy hoạch chỉnh trang luôn mang tính kế thừa, được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng thời kỳ.
· Sự nhất quán trong thực thi những ý tưởng xây dựng Thành phố để du lịch, nghỉ dưỡng phải là thành phố cảnh quan.
· Phân khu chức năng: Nghệ thuật bố trí sắp xếp các hình thái không gian, hình thái kiến trúc trong đô thị. - Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biet.
c) Nhận biết những đặc điểm nổi trội cuả kiến trúc đô thị đà lạt
· Quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiệp vào địa hình địa thế.
· Quy hoạch không có trục chính bằng trục đường.
· Trung tâm duy nhất có một không hai, - Hồ xuân hương, không gian mở: rộng thoáng - tự nhiên chuyển hoá mềm mại sang đồi và rừng thông..
· Tầm nhìn chính cuả đô thị hướng về núi Lang Biang ( Landmark- Điểm mốc đô thị)
· Thành phần cấu trúc hình thái học đô thị:
- Các đường phố nối kết liền lạc, uốn lượn theo địa hình đồi núi thung lũng tạo khung sườn chính cho cơ thể đô thị.
- Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biệt.
· Quỹ kiến trúc đa dạng về thể loại, phong phú về phong cách, chất lượng thẩm mỹ cao.
· Tính chất đặc thù – thành phố cảnh quan.
d) Về ảnh hưởng quan trọng của quy hoạch đến kiến trúc công trình:
· Khởi đầu và qua các thời kỳ phát triển, xây dựng theo quy hoạch và sự kiên định thực thi những ý tưởng cuả đô thị nghỉ mát. Kiến trúc Đà Lạt được hướng dẫn phát triển theo quy hoạch.
· Khuôn viên được phân lô rộng rãi để đảm bảo cảnh trí thiên nhiên chung. Mật độ xây dựng có giới hạn cho phép rất thấp.
· Lối sống của cư dân: trầm lặng, yên bình.
3. Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt không phải là thành phố cổ kính, nhưng hơn 110 năm hình thành và phát triển cũng đã để lại những dấu ấn kiến trúc nhất định.
a) Kiến trúc công trình công cộng.
b) Kiến trúc biệt thự.
c) Kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa.
d) Kiến trúc Việt Nam.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT.
IV. KẾT LUẬN
Phụ lục:
Hình ảnh những góc nhìn đẹp và gây ấn tượng đối với du khách. Giới thiệu các đối tượng nêu trên.
I. PHẦN MỞ ĐẦU: Nhận diện Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt là một thành phố trẻ so với tuổi đời của một đô thị, mới được hơn 110 năm hình thành và phát triển (1893 - 2006), qui mô không lớn; thế nhưng thành phố là minh chứng cụ thể, sinh động về nghệ thuật quy hoạch đô thị và nghệ thuật kiến trúc hiện đại, nó được đánh giá cao bên cạnh những đô thị lớn có bề dày lịch sử của Việt Nam. Có thể nói rằng Đà Lạt, khởi đầu được quy hoạch xây dựng với chức năng nghỉ dưỡng du lịch và chức năng này luôn tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển.
Môi trường thiên nhiên của Đà Lạt vốn là một vùng cảnh quan tự nhiên miền núi độc đáo với rừng thông bao phủ, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, đã tạo nên nét đặc thù rất riêng so với toàn vùng Đông Nam Á. Thêm vào đó, cũng là một trong những nơi thể nghiệm nền Kiến trúc thuộc địa Pháp vào đầu thế kỷ XX, Thành phố Đà Lạt đang chất chứa trong mình những di sản Kiến trúc có giá trị, những công trình kiến tạo có ý tứ, có nghề, khéo léo hòa nhập vào khung cảnh tự nhiên sẵn có, đã tạo nên cảnh quan đô thị Đà Lạt đa dạng và phong phú. Và cho đến nay những công trình kiến trc đặc sắc vẫn tồn tại trong cảnh quan đô thị Đà Lạt, là tài sản đô thị có giá trị rất cần được quan tâm nghiên cứu bảo trì và phát triển theo hướng bền vững.
II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ ĐÀ LẠT.
1. Giá trị kiến trúc đô thị Đà Lạt:
a) Thành phố cảnh quan.
b) Đô thị du lịch sinh thái.
c) Đô thị di sản: Bảo tàng mở kiến trúc địa phương Pháp.
2. Phân tích:
a) Về điều kiện tự nhiên độc đáo:
· Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.
· Cảnh quan thiên nhiên rừng thông, thảm cỏ hòa quyện với cảnh quan không gian thoáng đảng của mặt nước .
· Địa hình miền núi tạo thành nhiều lớp phong cảnh đa dạng.
b) Về mặt lý thuyết, học thuật.
· Thành phố vườn hiện đại kiểu mẫu, áp dụng vào điều kiện thiên nhiên miền núi.
· Các đồ án quy hoạch chỉnh trang luôn mang tính kế thừa, được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng thời kỳ.
· Sự nhất quán trong thực thi những ý tưởng xây dựng Thành phố để du lịch, nghỉ dưỡng phải là thành phố cảnh quan.
· Phân khu chức năng: Nghệ thuật bố trí sắp xếp các hình thái không gian, hình thái kiến trúc trong đô thị. - Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biet.
c) Nhận biết những đặc điểm nổi trội cuả kiến trúc đô thị đà lạt
· Quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiệp vào địa hình địa thế.
· Quy hoạch không có trục chính bằng trục đường.
· Trung tâm duy nhất có một không hai, - Hồ xuân hương, không gian mở: rộng thoáng - tự nhiên chuyển hoá mềm mại sang đồi và rừng thông..
· Tầm nhìn chính cuả đô thị hướng về núi Lang Biang ( Landmark- Điểm mốc đô thị)
· Thành phần cấu trúc hình thái học đô thị:
- Các đường phố nối kết liền lạc, uốn lượn theo địa hình đồi núi thung lũng tạo khung sườn chính cho cơ thể đô thị.
- Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biệt. Các khu biệt thự, dinh thự, khu phố thương mại, các ấp trồng rau và hoa…
· Quỹ kiến trúc đa dạng về thể loại, phong phú về phong cách, chất lượng thẩm mỹ cao.
· Tính chất đặc thù – thành phố cảnh quan.
d) Về ảnh hưỡng quan trọng của quy hoạch đến kiến trúc công trình:
· Khởi đầu và qua các thời kỳ phát triển, xây dựng theo quy hoạch và sự kiên định thực thi những ý tưởng cuả đô thị nghỉ mát. Kiến trúc Đà Lạt được hướng dẫn phát triển theo quy hoạch.
· Khuôn viên được phân lô rộng rãi để đảm bảo cảnh trí thiên nhiên chung. Mật độ xây dựng có giới hạn cho phép rất thấp.
· Lối sống của cư dân: trầm lặng, yên bình.
3. Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt không phải là thành phố cổ kính, nhưng hơn 110 năm hình thành và phát triển cũng đã để lại những dấu ấn kiến trúc nhất định.
Người ta nhìn nhận Đà Lạt như là một "bảo tàng kiến trúc địa phương của Pháp", từ các kiểu kiến trúc địa phương ở vùng miền Bắc, miền Đông nhiều đồi núi, cho đến các vùng phía Nam, phía Tây gần biển. Thật vậy, ngày nay tại Pháp cũng rất hiếm thấy các công trình ảnh hưởng theo các phong cách này, đôi khi chúng cũng không còn nguyên vẹn. Mặt khác, nếu muốn tìm hiểu trên thực tế hình mẫu kiến trúc một thời ấy, người ta phải đi khắp nước Pháp mới thấy hết đặc trưng kiến trúc của từng miền, từng vùng của Pháp, nhưng chỉ cần đến Đà Lạt là đạt yêu cầu.
Đặc điểm của các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Đà Lạt là dựa vào thiên nhiên có sẵn, nhẹ nhàng nép mình vào khung cảnh, tạo lập một công trình có dáng dấp như là một sản phẩm của tự nhiên, một bông hoa kien trúc nở mọc lên từ đất hòa nhập với thiên nhiên. Tất cả các kiến trúc đẹp đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với mặt đất, địa hình khu vực chung quanh.
Về phong cách và ngôn ngữ kiến trúc, chúng ta nhận thấy các công trình Kiến trúc đều có cơ sở thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và với điều kiện sinh hoạt của cư dân. Vì vậy kiến trúc Đà Lạt mang một dáng vẻ rất riêng. Qua thời gian dài xây dựng Thành phố, phong cách Kiến trúc cũng có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm, hành lang bao quanh mặt bằng hình chữ nhật; phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú sáng tạo với những kiểu lợp mái bản thạch và cửa sổ tròn trên mái; phong cách kiến trúc địa phương Pháp thể hiện ở các kiểu biệt thự; phong cách kiến trúc Hiện đại với những dường nét ngang bằng xổ thẳng.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là Đà Lạt là nước Pháp. Nếu nó mang dấu ấn của các nhà kiến trúc Pháp, thì ngược lại các nhà kiến trúc này cũng chịu ảnh hưởng của Đà Lạt. Hiện tượng giao lưu này là tự nhiên. Những kiến trúc ở Đà Lạt đã được sáng tạo từ nguồn cảm hứng địa phương để tạo dựng thành kiểu kiến trúc độc đáo đầy bản sắc.
Kiến trúc Đà Lạt có những phong cách sau:
+ Phong cách Tân Cổ điển.
+ Phong cách Hiện đại: Chịu ảnh hưởng trào lưu Hiện đại Châu Âu 1920- 1930.
+ Phong cách Kiến trúc Kết hợp Địa phương đậm đà màu sắc dân tộc; phong cách kiến trúc khai thác đặc điểm địa phương, dân tộc bản địa, kết hợp kỹ thuật xây dựng mới để tạo thành kiểu kiến trúc mới đầy sáng tạo.
+ Phong cách Kiến trúc Cách tân: tìm tòi thử nghiệm tính dân tộc cho Kiến trúc hiện đại.
+ Phong cách Kiến trúc Địa phương Pháp.
a) Kiến trúc biệt thự - khuynh hướng địa phương. Có thể tạm thời phân loại thành những phong cách chính như sau:
+ Phong cách kiến trúc Normandie (phía Bắc nước Pháp).
- Có hoặc không có lầu, biệt thự kiểu Normandie có khung sườn nhà bằng gỗ tốt, xây chèn gạch. Khung sườn nhà có tỷ lệ cân xứng dựa trên mặt bằng hình chữ nhật đơn giản.
- Đôi khi, phần tường dưới bệ cửa sổ được xây bằng đá chẻ hoặc bằng gạch nhỏ để trần không tô trát.
- Mái lợp ngói phẳng cỡ nhỏ, có cửa sổ mái tam giác (lucarne à fronton). Nhà có 2 hoặc 4 mái với mái vạt góc (croupe). Độ dốc mái lớn, đặc trưng kiểu kiến trúc xứ lạnh.
+ Phong cách kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp). Có các đặc tính điển hình sau:
- Hình khối thường nằm ngang,thấp và vững chắc,chống đỡ mưa và gió bão tốt.
- Sử dụng vật liệu tại chỗ để giới thiệu đặc điểm của vùng.
- Tường đầu hồi (les pignons) hình tam giác có đỉnh rất nhọn (độ dốc lớn), che kín bờ mái dốc và thường gắn kết với ống khói lò sười.
- Mái ở mặt bên thường được lợp bằng thạch bản (ardoise).
- Mặt tường nhà hướng nam được trổ một vài cửa sổ có kích thước vừa phải để che chắn tốt cho bên trong nhà.
- Cửa sổ mái (lucarne) hình tam giác có công dụng lấy sáng cho tầng lầu hoặc cho tầng áp mái.
- Cửa đi và cửa sổ thường được xử lý có khung viền xây bằng đá chẻ kích thước lớn.
+ Phong cách kiến trúc vùng Provence (phía Nam nước Pháp)
Chịu ảnh hưởng kiến trúc Tây Ban Nha và vùng Địa trung hải. Các vùng này có khí hậu nóng, ít mưa, nên kiểu kiến trúc này ở Đà Lạt, đã có nhiều biến đổi cho phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết tại chỗ.
- Khối công trình có bố cục nằm ngang.
- Nhà mái ngói hoặc mái bằng, mặt bằng tự do. Đối với nhà lợp mái ngói, độ dốc của mái tương đối thoải. Thường sử dụng ngói ống hình máng (tuiles canal) lợp âm dương. Độ vươn xa của mái không lớn và thường được trang trí thêm 2
bằng 1hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường trông rất nhẹ nhàng đặc sắc (la génoise).
+ Phong cách kiến trúc Xứ Basque (phía Tây Nam nước Pháp).
- Tường đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (thường gọi là kiễu chữ A) nổi lên khung sườn gỗ. Có 2 mái không cần phải đều nhau: mái dài, mái ngắn. Đôi khi mái dài gần sát mặt đất.
- Mái vươn xa ra khỏi tường đầu hồi và được đỡ bằng các con-sơn (console) gỗ.
- Tường xây gạch, quét vôi màu nhạt với nhieu cửa sổ nhỏ bằng gỗ sơn màu sẫm.
+Kiến trúc vùng Savoie (phía Đông nước Pháp).
Đặc điểm kiến trúc gần giống như kiến trúc xứ Basque:
- Tường đầu hồi là mặt chính của nhà.
- Tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, bao lơn dài suốt mặt tường.
- Hình thức kiến trúc có 2 mái, độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầu hồi, để che chở cho các cửa đi, cửa sổ, và cả balcon.
2
2
Các mẫu biệt thự điển hình ở Đà Lạt.
b) Kiến trúc công trình công cộng.
c) Kiến trúc biệt thự.
d) Kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa.
e) Kiến trúc Việt Nam.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT.
IV. KẾT LUẬN
Phụ lục:
Hình ảnh những góc nhìn đẹp và gây ấn tượng đối với du khách. Giới thiệu các đối tượng nêu trên.
Nhận định chung
Có lẽ bài học của quá khứ phần nào sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và nhận biết ra được những yếu tố tạo ra những nét đặc thù của kiến trúc Đà Lạt:
- Điều kiện môi trường thiên nhiên độc đáo của vùng Đà Lạt: địa hình, địa thế, khí hậu thời tiết, vật liêu địa phương… luôn là đề bài hấp dẫn cho các giải pháp kiến trúc từ xưa đến nay. So với cả nước, kiến trúc Đà Lạt tiêu biểu cho kiến trúc miền núi, kiến trúc xứ lạnh …( Từ mái nhà sàn của cư dân bản địa cho đến kiến trúc kiểu Au, Mỹ, Việt thời hiện đại).
- Những công trình quy hoạch và kiến trúc của thời Pháp thuộc đã tạo dựng thành diện mạo đặc thù đậm nét của thành phố Đà Lạt như một thành phố của châu Au và điều này vẫn còn nguyên giá trị và sẽ còn tồn tại lâu dài với thời gian.
- Kiến trúc hiện đại trước 75 do các KTS Việt Nam thiết kế cũng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp (Giáo Hoàng chủng viện- KTS Tô Công Văn; Trung tâm nghiên cứu nguyên tử- KTS Ngô Viết Thụ; Làng SOS…).
- Kiến trúc hiện đại sau ngày Giải phóng thể hiện qua một số công trình tiêu biểu đã cho thấy vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi thử nghiệm, nhưng đã có một vài tín hiệu đáng mừng qua một số công trình mới được xây dựng gần đây.
Trong thời gian gần đây, nền Kiến trúc Việt Nam có những tiến triễn rõ rệt cả về hình thức lẫn nội dung. Sự hội nhập và sự mở cửa nền kinh tế hướng về thị trường đã đem lại những ảnh hưởng mới trong sáng tạo và tư duy về kiến trúc. Giới KTS đã phần nào tiếp cận được các xu hướng kiến trúc hiện đại trên thế giới, cũng như góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc nước nhà. Tuy nhiên trong số những công trình kiến trúc hiện đại gần đây, có nhiều công trình kiến trúc còn mang tính sao chép, lượm lặt, mang dáng dấp xa lạ, lạc lõng.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của các đô thị và sự bùng nổ trong xây dựng, với những hiện tượng tích cực cũng như tiêu cực đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý chưa thực sự hiệu quả {lúng túng, bị động, không kiểm soát được tình hình). Nhiều vấn đề cụ thể đã được đặt ra như nhu cầu cấp thiết về quy hoạch, thẩm mỹ kiến trúc, hiện đại, dân tộc, bản sắc …là những vấn đề đòi hỏi nghiên cứu sâu về lý thuyết cũng lý luận vận dụng thích hợp.
Điều kiện thực tiễn của kiến trúc Đà Lạt.
· Đặc thù tự nhiên: Kiến trúc Đà Lạt phải phù hợp với điều kiện thiên nhiên tại chỗ:
- Kiến trúc xứ lạnh.
- Kiến trúc miền núi.
- Kiến trúc thích ứng với cảnh quan thiên nhiên.
- Kiến trúc sinh thái.
· Đặc thù văn hóa.
- Triết lý Đông phương:
Phong thủy: Vận dụng thuật Phong thủy của người xưa trong việc lựa chọn địa điểm, thế đất cao tốt hơn thấp, kiến trúc tựa lưng vào sườn núi, mở rộng tầm nhìn về phía thung lũng…
Quy luật Am Dương: cảm nhận qua cách xử lý hình thức kiến trúc theo lối tương phản về hình khối, chiều rộng- chiều cao, bề mặt, về đường nét, về vật liệu…
- Kiến trúc kiểu Pháp thích ứng với cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt:
Những công trình kiến trúc một thời đã và đang tồn tại là một sự thật hợp quy luật, Kiến trúc hiện đại của Đà Lạt, trước nhất phải có dáng vẻ hài hòa với bao cảnh chung là con đường dễ chọn, hoặc khó khăn hơn là phải theo cách xử lý tương phản bất ngờ giữa cái cũ và cái mới, như ở nhiều trường hợp đã thực hiện trên thế giới.
- Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên:
Từ xa xưa, kiến trúc của người dân tộc bản địa đã phải nép mình trong thiên nhiên. Bao nhiêu thế hệ kiến trúc đã để lại cho chúng ta nhận thấy được những nét riêng biệt của một số công trình. Các công trình của Thành phố Đà Lạt thường kết hợp hài hòa với không gian bao cảnh chung quanh. Từ những công trình công cộng, những ngôi biệt thự của giới quý tộc sang trọng, cho đến những ngôi nhà nhỏ bình an, yên ổn của giới bình dân, tất cả đều như có ý thức gắn bó mật thiết với thiên nhiên chung quanh, từ gần đến xa xa. Cây xanh, vườn hoa bao quanh khuôn viên công trình, bồn hoa ở lan can, ở bệ cửa sổ…hay cả mảng tường đá rêu phủ ở góc nhà.
- Kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc:
Đà Lạt là thành phố mới hơn 110 năm tuổi, xưa là vùng đất cao nguyên hoang sơ với cư dân bản địa là người dân tộc Lat. Trên đường hình thành và phát triển, Đà Lạt là vùng đất lành, nơi tụ hội dân cư từ mọi miền đất nước về đây làm ăn, sinh sống. Với vốn văn hóa đa dạng như vậy, con đường tạo dựng bản sắc của kiến trúc địa phương Đà Lạt cũng vừa dễ lại vừa khó. Vấn đề còn lại có lẽ là tài năng và vốn sống được thấm nhuần văn hóa địa phương của người sáng tác!
Bài đăng Phổ biến
-
CHUYÊN ĐỀ : “ Phân tích giá trị kiến trúc đặc thù Đà Lạt và giải pháp bảo tồn, phát huy vốn kiến trúc đặc thù Đà Lạt phục vụ phát triển du ...
-
KIẾN TRÚC DALAT -THÀNH PHỐ NGHỈ MÁT MIỀN NÚI La station d'altitude de Dalat " Aux u...
-
CHƯƠNG II: QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC QUY HOẠCH 1. QUY HOẠCH QUA CÁC THỜI KỲ 1.1 ...
-
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI TẠI ĐÀ LẠT. * KTS Trần Công Hoà LỜI MỞ ĐẦU. Kể từ ngày chiến tranh kết t...
-
Kiến trúc cảnh quan Đà Lạt Tác giả: KS.NGUYỄN VINH LUYỆN KTS TRẦN CÔNG HÒA KTS NGUYỄN PHÁP Thiên nhiên của Đà Lạt vốn là một vùng, pho...
-
DALAT: RELICS OF GOLDEN AGE In 1897, Dr. Yersin discovered the Lang-Bian plateau and after Governor Paul Doumer paid the first vi...
-
Dalat Flood , a photo by manhhai on Flickr. Inodation le 4 Mai 1932- Quartier indigène, Dalat Trận lụt lịch sử 4/5/1932-Khu bản xứ- Dal...
-
DALATARCHIBLOG: XU THẾ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI TẠI ĐÀ LẠT.
Kiến trúc cảnh quan Đà Lạt
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008
Kiến trúc đặc thù Đà Lạt
Nhãn:
Kiến trúc đặc thù Đà Lạt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)